Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam


TÍNH MINH TRIẾT TRONG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh - TT nghiên cứu Lý học Đông Phương
Phát hành: 30/05/2008

Lời nói đầu

Nền văn minh của nước Việt Nam hiện nay là sự kế tục một truyền thống văn hiến trải gần năm ngàn năm lịch sử. Đây là niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt. Mặc dù trải bao thăng trầm trong lịch sử giống nòi, nhưng chính bề dày của một truyền thống văn hóa đầy tự hào ấy đã khiến người Việt không bị đồng hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc và góp phần quan trọng tạo nên những kỳ tích lịch sử của dân tộc Việt.

Lớp bụi thời gian phủ dày lên lịch sử dân tộc qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, đã khiến cho bao di sản văn hóa bị xói mòn, thất lạc. Truyền thống văn hiến ấy chỉ còn đọng lại trong tâm linh người Việt với những di sản văn hóa còn lại có vẻ như mơ hồ, dường như không đủ sức chứng minh cho một thực tế bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ. Những yêu cầu do sự nhận thức của khoa học hiện đại đã đặt lại vấn đề về cội nguồn lịch sử dân tộc. Hầu hết những nhà nghiên cứu hiện nay, cả trong và ngoài nước đều cho rằng: Thời đại Hùng Vương – cội nguồn của nền văn hiến Việt Nam – chỉ tồn tại từ khoảng nửa thiên niên kỷ thứ nhất và là một liên minh bộ lạc lạc hậu hoặc chỉ là một nhà nước sơ khai. Sẽ là một sự thất vọng cho những giá trị truyền thống, nếu như không thể minh chứng được cội nguồn đầy tự hào của nền văn minh Lạc Việt. Nhưng may mắn thay, chính từ bề dày của nền văn hiến ấy, cho nên chỉ những mảnh vụn ít ỏi còn lại cũng đủ sức chứng tỏ một nền văn minh kỳ vĩ đã tồn tại trên thực tế: Đó là nền văn minh Văn Lang dưới triều đại của các vua Hùng. Những di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt và cộng đồng các dân tộc anh em như: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích huyền thoại v.v… đều có khả năng chứng tỏ tính thuyết phục trên cơ sở những tiêu chí khoa học hiện đại, chứng minh cho giá trị đích thực của nền văn hiến Việt Nam.

Trong cuốn sách nhỏ này, người viết xin được tiếp tục trình bày quan điểm cho rằng: nền văn minh Lạc Việt, cội nguồn của nền văn hiến trải gần 5000 năm, chính là nền tảng của văn hóa Đông Phương kỳ vĩ, qua một mảng trong di sản văn hóa Việt Nam. Đó là những bức tranh dân gian của các dân tộc Việt Nam hiện nay. Nội dung của cuốn sách này phân tích nội dung những bức tranh dân gian các dân tộc Việt Nam. Qua đó, so sánh, đối chiếu với những vấn đề liên quan trong lịch sử văn hóa cổ Đông phương nhằm minh chứng cho nền văn minh kỳ vĩ của dân tộc Việt. Đây là một công việc hết sức khó khăn, vì sự việc đã bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ, khả năng của người viết chỉ có giới hạn, cho nên mặc dù hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và bất cập. Cho dù như vậy, người viết vẫn hy vọng góp phần công sức của mình vào việc làm sáng tỏ cội nguồn gần 5000 văn hiến của dân tộc. Người viết mong được sự lượng thứ trước những sai sót và có những ý kiến đóng góp quí báu từ bạn đọc. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc.

Mời xem các phần kế tiếp:

1. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần dẫn nhập

2. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I

3. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I_1

4. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I_2

5. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I_3

6. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I_4

7. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I_5

8. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I_6

9. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I_7

10. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần I_8

11. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần II

12. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần II_1

13. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần II_2

14. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần II_3

15. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần II_4

16. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần III

17. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần III_1

18. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần III_2

19. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần III_3

20. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần IV

21. Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam - Phần Kết luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét